Hiện nay, xây dựng tầng hầm trong công trình nhà ở ngày càng phổ biến bởi đây được xem như một giải pháp tiện ích giải quyết được chỗ để xe và hệ thống kỹ thuật, cũng như tăng diện tích sử dụng cho gia chủ. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng có nhiều vấn đề phát sinh như chống ẩm, thoát nước… Vậy có nên xây tầng hầm trong nhà phố không và nếu xây thì cần lưu gì những điểm gì? Bạn hãy cùng mình tìm hiểu nhé.
Thế nào là nhà có tầng hầm?
Hiểu một cách tổng quan, tầng hầm là tầng nằm hoàn toàn dưới mặt đất. Tầng hầm có thể là một hoặc nhiều tầng của một ngôi nhà hoặc tòa nhà.
Nhà bán tầng hầm hay còn gọi là tầng nửa hầm, là tầng mà một nửa chiều cao nằm trên hoặc ngang với mặt đất, phần còn lại nằm âm dưới lòng đất. Điều đó có nghĩa là tầng bán hầm sẽ lấy được ánh sáng tự nhiên và thông thoáng hơn bởi có một phần chiều cao nhô lên khỏi mặt đất.
Ưu điểm của xây tầng hầm
Không gian để xe thoải mái
Có thể nói, tầng hầm giải quyết vấn đề bố trí chỗ để xe. Nhất là ở các thành phố lớn thì đây là một giải pháp hữu hiệu nhằm tăng không gian sử dụng.
Không gian chứa đồ đạc, máy móc
Những vật dụng ít dùng đến như máy móc, thóc gạo… bạn cũng có thể để dưới tầng hầm. Khi đó tầng hầm có chức năng tương tự như một kho chứa đồ.
Nâng mặt bằng của các tầng trên
Việc xây dựng tầng bán hầm tương ứng với việc mặt chung của ngôi nhà sẽ được nâng lên cao hơn. Từ đó, ngôi nhà sẽ đón nhận ánh sáng tự nhiên, thông thoáng hơn và tăng khả năng chống ẩm. Đồng thời cũng phần nào giảm bớt khói bụi, tiếng ồn… tác động tới không gian sống của gia đình.
Nhược điểm của xây tầng hầm
Không phải ngôi nhà nào cũng có thể xây tầng hầm
Xây hầm cần tính toán đến độ chắc và khả năng ảnh hướng đến những nhà xung quanh. Nếu nhà không đảm bảo đủ chiều dài công trình thì tốt nhất không nên làm hầm vì khó làm ram dốc (vị trí đường xuống tầng hầm).
Chi phí lớn, thi công phức tạp
Để có thể xây thêm tầng hầm, bạn phải bỏ ra chi phí nhiều hơn so với việc không xây. Bởi vì toàn bộ tường sàn hầm phải đổ bê tông và chống thấm.
Thi công tầng hầm cần đảm bảo kỹ thuật vì việc đào sâu dưới lòng đất có thể làm ảnh hưởng đến độ chắc chắn của căn nhà cũng gây nên tình trạng sụp lún những nhà xung quanh.
Chi phí xây tầng hầm Nhà phố?
Chi phí lớn chính là nhược điểm của việc xây tầng hầm. Cụ thể, chi phí sẽ cao hơn từ 115% – 140% so với nhà không có hầm. Chi phí này sẽ thay đổi tùy thuộc vào độ sâu của hầm cũng như vật liệu gia chủ lựa chọn. Dự kiến chi phí cụ thể như sau:
– Xây hầm sâu 1.2m: Tổng chi phí có thể tăng 115% so với không làm hầm
– Xây hầm sâu 1.2m – 1.8m: Tổng chi phí có thể tăng 119% so với không làm hầm
– Xây hầm sâu 1.8 – 2.5m: Tổng chi phí có thể tăng 123% so với không làm hầm
– Xây hầm sâu > 2.5m: Tổng chi phí có thể tăng 137% so với không làm hầm
Xây càng nhiều tầng hầm chi phí càng cao:
– Tầng thứ nhất có chi phí cao hơn tầng nổi 1.5 – 1.7 lần
– Tầng hầm thứ 2 chi phí cao hơn tầng nổi khoảng 2 – 2.5 lần
– Tầng hầm thứ 3 có thể cao hơn tầng nổi từ 3 – 3.5 lần
– Tầng hầm sâu hơn, chi phí sẽ cao hơn rất nhiều
Quy định xây tầng hầm nhà phố
Xây tầng hầm nhà phố, gia chủ cần lưu ý 5 quy định xây dựng dưới đây:
– Ram dốc (tức là vị trí đường xuống tầng hầm) phải cách ranh giới tối thiểu là 3m
– Tính đến sàn tầng trệt, phần nổi của tầng hầm so với độ cao vỉa hè hiện hữu ổn định không được quá 1.2m
– Không được thiết kế tầng hầm có lối lên xuống dành cho ô tô tiếp cận trực tiếp với đường, trong trường hợp nhà ở liền kề có mặt tiền xây dựng giáp với đường có lộ giới nhỏ hơn 6m
– Quy định độ dốc khoảng từ 20 – 25% đối với những nhà phố ngắn, có diện tích hẹp và không có sân. Thông thường cứ vào 1m thì nền sẽ thấp xuống 25cm
– Độ dốc không vượt quá 13% đối với dốc cong và 15% với các đường dốc thẳng
Có thể thấy việc thiết kế xây dựng tầng hầm trong nhà phố vừa đáp ứng được nhiều công năng mà vẫn giữ được vẻ đẹp của ngôi nhà. Tuy nhiên những vấn đề về chi phí, thi công cũng như diện tích đất là những điều gia chủ nên cân nhắc. Với những phân tích ưu nhược điểm nói trên, hy vọng gia chủ sẽ có quyết định nên xây tầng hầm hay không.